PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC AO TÔM

Bên cạnh việc quản lý chất lượng con giống, thức ăn cho tôm, kiểm soát dịch bệnh,… thì việc xử lý kim loại nặng trong nước ao tôm cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất của vụ nuôi.

Có thể người nuôi chưa biết, trong 5 năm trở lại đây khi mà nền kinh tế phát triển, dân số tăng chóng mặt, thời tiết diễn biến thất thường, nguồn nước thải – khí thải đã trở nên ô nhiễm, môi trường ao nuôi liên tục phải tiếp xúc với nhiều kim loại nặng như chì, thủy ngân, đồng, asen,… đã gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của tôm nuôi. Trước tình hình này, các chuyên đề nghiên cứu về phương pháp xử lý kim loại trong nước đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều Quốc gia và nhiều tổ chức trên Thế Giới.

Kim loại nặng trong ao tôm

Kim loại nặng được chia làm 3 nhóm chính:

— Các kim loại độc: Zn, Cu, CO, Hg, Pb, As, Ni,…..

— Các kim loại quý: Pd, Au, Ag, Pt, …

— Các kim loại phóng xạ: Ra, Am, Th,…

Sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước

Trong quá trình nuôi tôm công nghiệp, cần phải cung cấp cho tôm một lượng kim loại thiết yếu để suy trì sự sống, nhưng nếu hàm lượng vượt quá mức cho phép thì kim loại nặng sẽ tích lũy sinh học và gây độc cho tế bào. Bởi lẽ, những kim loại này sẽ tương tác và làm biến đổi hình thành nên những Enzyme có khả năng phân hủy Protein, tăng sự tổng hóa protein dị thường gây độc cho tôm, cá, thậm chí có thể gây chết hàng loạt.

Nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại trong nước không chỉ trực tiếp do nước thải công nghiệp mà còn có thể do các nguồn gốc khác nhau như phân bón, thuốc trừ sâu, đốt rác,… Tại Việt Nam, các đường ống dẫn nước và cáo ngầm do đã quá cũ nên khả năng bị ăn mòn và gây ra ô nhiễm kim loại nặng vào môi trường nước rất cao.

Mức độ ô nhiễm kim loại trong nước phụ thuộc vào độ pH của nước. Tại các lớp bùn đáy của các ao nuôi, do quá trình sinh học thực vật bị phân hủy hay những loại chất hữu cơ dư thừa đã tạo ra mùn ảnh hưởng lớn đến tính chất của nước như tính bazơ, tính hấp thụ, tạo phức,… Trong khi đó, các kim loại lại có khả năng tạo phức với các hợp chất hữu cơ có trong mùn, bởi vậy mà mùn chính là tác nhân mang kim loại trong nước ao nuôi tôm.

Bên cạnh đó, thức ăn và nguồn nước cũng là những tác nhân làm tăng hàm lượng kim loại độc hại trong ao tôm.

Ảnh hưởng của kim loại nặng trong ao tôm, cá

 Ao nuôi có hàm lượng kim loại nặng tăng cao sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển giai đoạn, giai đoạn Nauplius chuyển sang Zoea sẽ bị hao hụt nhiều, râu tôm bị đứt, gãy.

 Tôm tích lũy một lượng lớn trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tôm thương phẩm, người tiêu dùng ăn phải có thể bị mắc các bệnh hiểm nghèo, thậm chí đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người.

 Tôm ăn phải thức ăn kém chất lượng, có chứa kim loại sẽ tích tụ ở ruột và vỏ tôm.

Phương pháp xử lý kim loại nặng trong nước

Trong ao nuôi tôm các kim loại nặng thường xuất hiện tại các khu công nghiệp, khu dân cư dùng nước giếng khoan. Đối với những vùng đất bị nhiễm phèn thường có dư lượng Fe trong nước cao (> 1mg/L) thì tiến hành bón bôi CaO  để hấp thu hết Fe trước khi thả tôm. Trong trường hợp lượng kim loại nặng cao thì nêndùng EDTA (0,5 – 1 kg/1.000 m3 nước).

Bên cạnh đó, người nuôi cùng có thể xử lý kim loại nặng trong nước bằng việc bổ sung các loại thực phẩm giàu Axit lipoic bao gồm đậu, rau, cám gạo, nấm men,… Với việc bổ sung Axit lipoic vào khẩu phần ăn của tôm sẽ giảm sự tích lũy của các kim loại nặng trong mang và cơ đồng thời cải thiện được sự chuyển hóa của As.

Trong suốt quá trình nuôi, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học EM  để xử lý mùn bã hữu cơ dưới đáy ao nuôi.