NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NUÔI TÔM AN TOÀN – ĐÚNG CÁCH

Kháng sinh là thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc nhân tạo. Chúng có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật (cả có hại và có lợi). Vì thế, kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra ở người, vật nuôi và cây trồng. 

Một đặc điểm quan trọng là kháng sinh không tiêu diệt được virus. Trong nuôi tôm, các bệnh do virus gây ra như bệnh đốm trắng, hội chứng Taura, bệnh đầu vàng,… thì không thể sử dụng kháng sinh để điều trị vì không những không có tác dụng mà còn làm tình hình thêm phức tạp hơn.

* Kháng sinh được chia làm 2 loại có công dụng khác nhau:

  • Nhóm diệt khuẩn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại.
  • Nhóm ức chế khuẩn chỉ kìm hãm hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Sử dụng kháng sinh đúng cách trong nuôi trồng thủy sản | NCN

1. Hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh

Trong nuôi tôm, chỉ nên sử dụng kháng sinh như biện pháp cuối cùng khi điều trị bệnh. Vì việc sử dụng bừa bãi kháng sinh khi không có kiến thức chuyên môn có thể gây ra những hậu quả rất đáng tiếc như:

– Vi sinh vật kháng thuốc kháng sinh.

– Kháng sinh tiêu diệt cả những vi khuẩn tự nhiên có lợi trong đường ruột tôm và ao nuôi. Gây mất cân bằng hệ sinh thái vốn rất mong manh trong ao tôm.

– Tồn dư kháng sinh trong sản phẩm đầu cuối, bị cấm tiêu thụ và xuất khẩu, gây thiệt hại kinh tế to lớn.

– Và hậu quả nghiêm trọng nhất là: tiêu thụ thịt tôm gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng, có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc ở người do bị tồn dư kháng sinh trong cơ thể.

Sử dụng kháng sinh đúng cách trong nuôi trồng thủy sản

2. Cơ chế và nguyên nhân kháng thuốc kháng sinh ở vi sinh vật

Khi người nuôi sử dụng kháng sinh không đúng cách, sử dụng quá liều hoặc thấp liều, sử dụng kháng sinh như một chất kích thích sinh trưởng sẽ gây nên hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc (antibiotic resistance), điều này xảy ra là do:

Một số loại vi khuẩn có đặc tính kháng thuốc kháng sinh được quy định trong bộ gen.

Một số vi khuẩn ngăn được kháng sinh ngấm qua vỏ tế bào, dẫn đến những loại kháng sinh đó không có tác dụng.

Một số vi khuẩn có khả năng làm biến đổi kháng sinh làm cho nó mất một phần hoặc toàn bộ hoạt tính 

Các vi sinh vật có thể thay đổi cách thức trao đổi chất bị một loại kháng sinh kiềm chế, do vậy chúng có thể kháng lại loại kháng sinh đó.

Một số vi sinh vật có khả năng đào thải kháng sinh ra khỏi tế bào, vì vậy có thể kháng loại kháng sinh đó.

Tầm quan trọng của di truyền đối với tốc độ tăng trưởng tối đa của tôm

3. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn, đúng cách

Trong những trường hợp bệnh tôm do vi khuẩn gây ra và bắt buộc phải sử dụng kháng sinh để điều trị, hộ nuôi cần lưu ý những nguyên tắc cốt lõi như sau: 

Chỉ sử dụng các loại kháng sinh trong danh mục được nhà nước cho phép.

Kháng sinh được sử dụng để điều trị, không phải để phòng bệnh và kích thích tăng trưởng, bà con không dùng một số loại kháng sinh liều thấp để thúc vật nuôi tăng trưởng.

Chỉ dùng đúng loại kháng sinh được chỉ định sau khi đã xác định được chính xác mầm bệnh.

Dừng sử dụng kháng sinh ít nhất 14 ngày trước khi thu hoạch tôm. 

Khi sử dụng kháng sinh, bà con nên kiểm tra đầy đủ các thành phần của thuốc, bao bì đủ thông tin về tên thuốc, thành phần, hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, mã số lô thuốc, tên đơn vị sản xuất.

Lưu ý khi sử dụng thuốc, hóa chất - Tôm Giống - Nam Miền Trung

* Để tránh tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:

  • Không dùng kháng sinh liều thấp rồi tăng dần, sẽ khiến vi khuẩn kháng thuốc. 
  • Ngay cả khi bệnh có chiều hướng giảm vẫn duy trì dùng thuốc đúng liều lượng ban đầu.
  • Kháng sinh nên được sử dụng đúng lúc khi mới có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Đồng thời áp dụng những biện pháp phòng bệnh như: sử dụng kháng thể phòng bệnh cho tôm, cân bằng hệ vi sinh trong ao, quản lý các yếu tố môi trường, định kỳ bổ sung khoáng và vitamin, các chất kích thích miễn dịch tự nhiên được trích xuất từ thảo dược,.. Nhằm tạo cho tôm môi trường sinh trưởng thuận lợi.

 

“Nguồn:  sưu tầm”